Luật bàn thắng sân khách là gì? Các giải lớn như Cup C1, AFF hay là UEFA trong năm 2023 có còn áp dụng luật bàn thắng sân khách hay không? Luật bóng đá luôn là một chủ đề được quan tâm của đông đảo người hâm mộ không riêng gì các đội bóng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Soi cầu 2888 cc làm rõ những nội dung trên.

Tìm hiểu sơ lược về luật bàn thắng sân khách (luật bàn thắng sân khách)

Nội Dung chính

Mang tới những thông tin quan trọng nhất giúp bạn hiểu được chi tiết về luật bóng đá rất thú vị này.

Luật bàn thắng sân khách được áp dụng rất phổ biến tại các giải đấu tầm cỡ quốc tế
Luật bàn thắng sân khách được áp dụng rất phổ biến tại các giải đấu tầm cỡ quốc tế

Luật bàn thắng sân khách được hiểu như thế nào?

Thuật ngữ này có tên tiếng Anh là Away Goals Rule. Luật này đã xuất hiện từ năm 1965 – 1966 trong giải đấu UEFA Cup Winners’Cup. Kể từ đó cho tới nay, luật này đã được áp dụng rất phổ biến cho nhiều giải đấu lớn mang tầm cỡ thế giới.

Thông thường, trong các vòng đấu loại trực tiếp của các giải đấu sẽ diễn ra 2 lượt trận. Mỗi lượt trận sẽ diễn ra ở sân của một trong hai đội và được gọi là lượt đi và lượt về. Trong trường hợp khi tỷ số 2 đội sau 2 trận có tổng đều nhau, luật bàn thắng sân khách sẽ được áp dụng.

Cụ thể, trong 2 lượt trận đi và về, đội nào trong số 2 đội ghi được nhiều bàn thắng trên sân của đối thủ hơn sẽ chiến thắng. Tuy nhiên nếu như tỷ số này lại vẫn bằng nhau thì sẽ cần áp dụng các cách khác.

Theo đó, trường hợp hai đội ghi được số bàn trên sân khách ngang nhau thì sẽ phải đá thêm một hiệp phụ nữa. Nếu sau hiệp đấu thêm đó vẫn không có bàn thắng nào được ghi thì trận đấu sẽ kết thúc trên chấm sút luân lưu.

Ví dụ khi có áp dụng và không áp dụng luật (luật bàn thắng sân khách)

Nếu ở trận lượt đi, đội nhà A thắng đội khách B 1 – 0. Ở trận lượt về đội khách A lại thua đội nhà B 1 – 2. Có thể thấy tổng tỉ số sau 2 lượt trận là đều nhau 2 – 2. Tuy nhiên nếu áp dụng luật bàn thắng sân khách thì đội A sẽ thắng vì đã ghi được 1 bàn trên sân khách trong lượt về. Còn đội B vì không ghi được bàn nào trên sân khách nên mất cơ hội đi tiếp.

Một ví dụ trong thực tiễn chính là vòng 16 UEFA Champions League mùa 2011 – 2012 giữa Marseille và Inter Milan. Cụ thể:

  • Ở lượt đi: Đội chủ sân Marseille thắng 1 – 0 trước đội khách Inter Milan.
  • Ở lượt về: Đội khách Marseille thua 1 – 2 trước đội chủ nhà Inter Milan.

Như vậy, tổng tỉ số là hoàn 2 – 2. Tuy nhiên vì Marseille ghi được 1 bàn trên sân khách. Trong khi Inter Milan không ghi được bàn nào trên sân Marseille. Bởi vậy mà Marseille sẽ chiến thắng.

Inter Milan dù thắng trong lượt về vẫn phải cay đắng rời khỏi Champions League
Inter Milan dù thắng trong lượt về vẫn phải cay đắng rời khỏi Champions League

Vậy nếu như không áp dụng luật bàn thắng sân khách để phân định chiến thắng thì sao? Trường hợp sau 2 lượt trận 2 đội có tỷ số hòa nhau, không áp dụng luật thì sẽ tiến tới đá hiệp phụ. Ví dụ như ở trận bán kết CONCACAF Champions League mùa 2008 – 2009:

  • Ở lượt đi, Puerto Rico Islanders thắng 2 – 0 Cruz Azul
  • Ở lượt về, sau thời gian thi đấu chính thức, Cruz Azul thắng 2 – 0 Puerto Rico Islanders.
  • Bởi vậy sẽ đá thêm hiệp phụ. Sau thời gian hiệp phụ, cả 2 đội đều ghi thêm 1 bàn. Kết quả chung cuộc là 3 – 1 nghiêng về Cruz Azui.
  • Tuy nhiên vì CONCACAF không áp dụng luật cho bàn thắng ghi trong thời gian hiệp phụ. Hai đội đã tới sút phạt luân lưu nơi Cruz Azui giành chiến thắng 4 – 2.

Các giải đấu có áp dụng luật bàn thắng sân khách

Hiện nay, có rất nhiều giải đấu lớn trên thế giới áp dụng luật này. Hầu hết đều là những giải đấu đỉnh cao nhất hiện nay như:

  • Vòng loại FIFA World Cup.
  • CONCACAF Champions League.
  • CAF Champions League.
  • Copa Libertadores.
  • Vòng play-off Football League.
  • Bán kết EFL Cup.
  • AFC Champions League….

Trước đây, 2 giải bóng đá danh giá nhất Châu Âu – UEFA Champions League và Europa League cũng áp dụng luật này trong vòng đá loại trực tiếp. Tuy nhiên mới đây, điều luật này đã chính thức bị hủy bỏ. Chấm dứt toàn bộ những tranh cãi xoay quanh sự bất cập cũng như nỗi ám ảnh của những đội bóng đẳng cấp nhất Châu Âu.

Như vậy, từ giờ trở đi nếu tổng tỷ số sau 2 lượt trận bằng nhau, hai đội sẽ thi đấu thêm 2 hiệp phụ. Kết quả vẫn chưa phân định thắng thua thì sẽ kết thúc trên chấm luân lưu.

Chủ tịch UEFA đã ra quyết định hủy bỏ luật bàn thắng sân khách
Chủ tịch UEFA đã ra quyết định hủy bỏ luật bàn thắng sân khách

>>> Nếu bạn quan tâm về những kiến thức và thông tin bóng đá mới nhất, hãy xem ngay Thông tin thể thao của chúng tôi nhé.

Tại sao lại xuất hiện luật bàn thắng sân khách?

Ban đầu, luật Away Goals Rule xuất hiện giải quyết được rất nhiều vấn đề tồn đọng. Cụ thể ở thời điểm rất lâu trước đây, các đội bóng khi đá các giải đa quốc gia sẽ tốn rất nhiều tiền cho chi phí đi lại. Bên cạnh đó, số lượng cổ động viên kéo tới cho từng trận là rất lớn.

Bởi vậy, nếu như theo đúng luật bóng đời thời điểm ấy quy định: Trường hợp 2 đội hòa nhau qua 2 lượt trận đi và về sẽ phải đá ở sân thứ 3 trung lập. Tiếp tục hòa sẽ sử dụng hình thức bốc thăm chọn đội thắng.

Cách giải quyết này gây ra vấn đề lớn về chi phí, tiền bạc công sức, cả sức khỏe và thể lực của các cầu thủ. Khi tần suất những trận đấu ngày một dày hơn, yếu tố thể lực chắc chắn sẽ khó có thể đảm bảo.

Luật bàn thắng sân khách ra đời đã giải quyết toàn bộ những vấn đề bất cập kể trên. Bên cạnh đó, điều luật này cũng xuất phát từ yếu tố tâm lý cầu thủ. Khi được đá trên sân nhà sẽ nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt hơn từ cổ động viên. Chưa kể đã đá quen sân, quen với khí hậu và thời tiết nên chắc chắn tinh thần và tâm thế thi đấu đều sẽ tốt hơn rất nhiều.

Cũng bởi vậy, việc ghi bàn vào lưới đối phương tại chính sân nhà của họ sẽ khó hơn rất nhiều. Đây là lý do chính khiến cho liên đoàn bóng đá lựa chọn đưa điều luật này vào để phân định thắng thua và kết quả chung cuộc.

Vì sao luật bàn thắng sân khách thường gây tranh cãi?

Với những phân tích như trên, có thể thấy luật này khi áp dụng rất hợp lý và giải quyết được rất nhiều những vấn đề tồn đọng. Vậy thì vì sao UEFA Champions League và Europa League lại lựa chọn hủy bỏ? Vì sao luật này năm nào cũng gây tranh cãi rất nảy lửa trên những đấu trường quốc tế?

Cụ thể, về mặt thống kê, theo những dữ liệu của UEFA từ hơn 50 năm nay đã cho thấy điểm bất cập của luật này. Cụ thể, ở khoảng thập niên 1960, 1970, đội chủ sân thường sẽ ghi 2.02 bàn thắng. Trong khi đội khách chỉ có khoảng 0.95 bàn thắng ghi trung bình mỗi trận.

Đội chủ nhà giành chiến thắng khoảng 61% những lần đối đầu tại sân của mình. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 47%. Trong khi đó thì đội khách nâng tỷ lệ thắng tại sân khách từ 19% lên 30%. Trung bình đội chủ sân sẽ ghi 1.58 bàn còn đội khách có thể ghi 1.15 bàn trong 1 trận.

Luật bàn thắng tại sân khách được cho là đang dần mất đi ý nghĩa
Luật bàn thắng tại sân khách được cho là đang dần mất đi ý nghĩa

Như vậy, với việc lợi thế sân nhà đã suy giảm rõ rệt, việc áp dụng luật bàn thắng sân khách cũng không còn quá ý nghĩa nữa. Sự thay đổi này được cho là bởi cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp, an ninh nghiêm ngặt, tổ trọng tài và VAR được nâng cao,…

Bên cạnh đó, điều luật này cũng sẽ gây ra sự thay đổi trong lối chơi 2 đội. Ví dụ như đội chơi tại sân nhà sẽ ngại tấn công và chỉ chơi thủ để đảm bảo đội khách không ghi bàn,…Điều này hoàn toàn đi ngược với mục đích ban đầu của điều luật.

Lời kết

Như vậy, bài viết đã hoàn thành mang tới cho độc giả những thông tin quan trọng về luật bàn thắng sân khách. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, người xem đã có thể hiểu được toàn bộ về cách phân định thắng thua này. Chúc bạn có những giây phút giải trí theo dõi những trận cầu gay cấn và vui vẻ nhất. Đừng quên ghé để xem những nhận định soi kèo chuẩn xác nhất thị trường hiện nay nhé!

>>> Bài viết khác: Đức vô địch World Cup bao nhiêu lần, vào những năm nào?

By

Trả lời